Nghiên cứu của Amadeus cho thấy ‘người du lịch Việt sẵn sàng chia sẻ thông tin cá nhân để được cá nhân hóa dịch vụ’

Amadeus vừa công bố một báo cáo về người du lịch Việt Nam với tiêu đề “Hành trình thấu hiểu “Tôi” - Những gì người du lịch Việt Nam muốn”. Nghiên cứu này tập trung vào vấn đề “Làm thế nào người du lịch Việt Nam có thể tự lên kế hoạch và đặt chuyến đi, vì sao họ lại muốn giữ kết nối với cả thế giới khi đi du lịch, tần suất họ sử dụng các dịch vụ kinh tế chia sẻ và các loại hình công nghệ mới mà họ quan tâm nhất”.


Theo báo cáo này, kết quả cho ra bốn chủ đề như gợi ý để các nhà cung cấp dịch vụ du lịch tập trung vào:

Nghịch lý riêng tư - cá nhân hoá: Trong một thế giới mà mọi người mong đợi sự phát triển của các dịch vụ khách hàng được cá nhân hóa, 71% người Việt Nam được hỏi cho biết họ sẵn sàng chia sẻ dữ liệu cá nhân để được cá nhân hóa các dịch vụ trải nghiệm. Đối với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, nhiệm vụ được đưa ra rất rõ ràng, cá nhân hoá phải được cân đối với vấn đề bảo mật. Họ phải tôn trọng, bảo vệ dữ liệu cá nhân của khách hàng mọi lúc mọi nơi. Ngoài việc tuân thủ pháp luật, những người làm du lịch còn phải kết nối được những giá trị họ mang lại để người du lịch có thể sẵn sàng chia sẻ dữ liệu cá nhân.


Thực tế các đề xuất mà người du lịch có thể tin tưởng: Khách du lịch Việt Nam đi theo xu hướng của các khách du lịch khác. Nguồn cảm hứng là cánh cửa đến những cơ hội của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, tuy nhiên tính xác thực mới là chìa khóa để mở nó. Khi lên kế hoạch cho chuyến đi, người du lịch Việt Nam thường bỏ qua những hình ảnh hào nhoáng của những tin quảng bá du lịch hay những lưu trữ trên Instagram của những người nổi tiếng. Thay vào đó, nửa số người được hỏi cho biết bị ảnh hưởng bởi bạn bè, gia đình và đồng nghiệp.


Đúng nội dung đúng kênh, vào đúng thời điểm: Trong thế giới du lịch, mọi tương tác đều có ý nghĩa quan trọng. Ngoài việc cá nhân hoá, việc kết nối với người du lịch kịp thời và trực quan cũng không kém phần quan trọng. Phần lớn người du lịch Việt Nam muốn được tư vấn từ lúc chỉ mới cân nhắc đến tận ngày khởi hành. Vì thế, những người làm du lịch phải cân nhắc cẩn thận cách kết nối với họ và đi nội dung phù hợp. 34% người du lịch Việt Nam thích nhận thông tin cập nhật và tư vấn về chuyến đi của họ qua e-mail, chỉ có 9% thích được liên lạc qua một ứng dụng dịch vụ tin nhắn. Các tư vấn về đảm bảo sự an toàn của họ luôn là mối quan tâm nhất của người du lịch Việt Nam (38%), trong khi các mẹo tiết kiệm thời gian thì lại ít phổ biến hơn (16%). 


Có rất nhiều người châu Á ở Châu Á: Báo cáo của Việt Nam là một phần báo cáo Hành Trình Thấu Hiểu “Tôi” được thực hiện ở 14 thị trường ở Châu Á Thái Bình Dương. Quan sát nổi bật nhất là các khách du lịch ở những quốc gia khác nhau có sự trái ngược nhau về hành vi, nhu cầu và sở thích, trên tất cả các tuyến địa lý và nhân khẩu học. Ví dụ, 66% người du lịch Trung Quốc thực hiện hầu hết việc đặt chỗ cho các chuyến đi của họ trên điện thoại di động, trong khi đó chỉ có 46% người du lịch Việt Nam thực hiện điều đó, còn với khách du lịch Nhật Bản thậm chí chỉ có 23%. Trong khi gần một nửa số khách du lịch Ấn Độ sử dụng "thường xuyên" hoặc "rất thường xuyên" các dịch vụ kinh tế chia sẻ khi du lịch, chỉ 20% người Việt Nam có cùng trải nghiệm như vậy. Và trong khi 84% người du lịch Singapore nghĩ rằng điều quan trọng là phải tìm được nhân viên dịch vụ tại điểm đến mà nói được một ngôn ngữ họ hiểu, chỉ 3% người du lịch Việt Nam có cùng mức độ ưu tiên.


Ông Lê Việt Cường - Tổng giám đốc Amadeus Vietnam cho biết: "Bản báo cáo của Amadeus cho thấy người du lịch Việt Nam ít quan tâm đến việc tìm kiếm sự quen thuộc tại địa điểm đang đến, chỉ 2% số người khảo sát mong muốn hướng dẫn viên nói ngôn ngữ mà họ hiểu, đối lập với con số 46% trong khu vực. Hành vi và nhu cầu của mỗi khách du lịch ở các quốc gia khác nhau khác nhau và ngành công nghiệp ở mỗi nước phải nắm bắt được điều này. Với Amadeus Hành Trình Thấu Hiểu “Tôi”, chúng tôi hy vọng giúp khách hàng và đối tác của chúng tôi hình thành một hình mẫu du lịch tương lai mà người du lịch mong muốn”.


Báo cáo của Việt Nam là một phần trong báo cáo mở rộng, Hành Trình Thấu Hiểu “Tôi” được hợp tác với YouGov trên 14 thị trường ở Châu Á Thái Bình Dương bao gồm: Úc, Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan và Việt Nam. 


Tất cả các số liệu, trừ khi có ghi chú khác được cung cấp bởi YouGov. Nghiên cứu được thực hiện với 6.870 người trưởng thành ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, bao gồm 300 người ở Việt Nam, những người đã đi du lịch quốc tế trong vòng 12 tháng qua. Nghiên cứu thực địa được thực hiện từ ngày 8 - 17/05/2017. Cuộc khảo sát được tiến hành trên trực tuyến. Để biết thêm thông tin về phương pháp nghiên cứu và nhiều kết quả hơn, vui lòng nhấn vào đây.

Về Amadeus:

Amadeus là nhà cung cấp các giải pháp công nghệ tiên tiến hàng đầu cho ngành công nghiệp du lịch toàn cầu. Nhóm đối tượng khách hàng bao gồm các nhà cung cấp dịch vụ du lịch (hãng hàng không, khách sạn, dịch vụ đường sắt, phà...), người bán dịch vụ du lịch (đại lý và web du lịch) và người mua dịch vụ du lịch (tập đoàn và công ty quản lý du lịch).

Nhân viên của Amadeus có khoảng 15.000 người trên toàn thế giới, tập trung tại trụ sở chính Madrid, Nice (bộ phận phát triển) và Erding (bộ phận điều hành), và 70 tổ chức thương mại Amadeus địa phương trên toàn cầu.

Năm nay đánh dấu 30 năm kể từ khi Amadeus được thành lập. Trong suốt năm 2017, công ty đã kỉ niệm 30 năm hợp tác với khách hàng, 30 năm đổi mới công nghệ và 30 năm giúp đỡ đẩy mạnh các chuyến đi tốt hơn cho khách du lịch trên khắp thế giới.

Amadeus được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tây Ban Nha dưới biểu tượng "AMS.MC" và là một thành phần của chỉ số IBEX 35.

Để biết thêm về Amadeus, truy cập: www.amadeus.com hoặc www.amadeus.com/blog để biết thêm về ngành du lịch.